Nhận thiết kế web deal, voucher, coupon theo yêu cầu
Bởi
Khởi Việt -
Bạn đã nghe nhiều thuật ngữ deals, voucher, groupon? Bạn đã trải nghiệm sử dụng các website bán deals trực tuyến, và bạn đã suy nghĩ đến nhu cầu thiết kế web deals, voucher, groupon cho riêng mình?
Hiện nay, hình thức mua hàng theo nhóm đang trong giai đoạn bùng phát tại Việt Nam. Đối với người tiêu dùng, việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp và tham gia hình thức này như một thú vui hay một cách tiết kiệm chi phí đáng kể. Hơn nữa, về khía cạnh marketing, đây còn là một luồng gió mới trong hoạt động thương mại điện tử.
Theo một nghiên cứu nào đó thì người Việt ta có xu hướng thích mua hàng khuyến mãi. Không biết bạn thế nào, chứ với tôi thì thấy rõ ràng là đúng! Vẫn là món hàng đó, giá trị sử dụng không đổi, nhưng số tiền phải bỏ ra lại ít hơn đáng kể, thế nên, chẳng trách vì sao, cứ đến mùa sale, lại thấy chị em công sởtruyền tai nhau khắp nơi, có khi còn bỏ cả buổi làm để… xếp hàng.
Đã thế, với groupon, câu chuyện lại còn đơn giản hơn nhiều. Chẳng cần mất thời gian chạy đi đâu làm gì, cứ ngồi một chỗ lướt net là “chộp” được những cơ hội mua sắm rất chi là “hời”, giảm giá cho sản phẩm, dịch vụ với mức từ 20 - 90%.
Nhóm mặt hàng của các trang groupon lại khá hợp với cánh chị em văn phòng: dịch vụ ẩm thực (nhà hàng, quán café, kem,…), dịch vụ làm đẹp (spa, tóc, nails…), du lịch, khách sạn, thời trang, giáo dục (khóa học ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống…), giải trí (karaoke, trò chơi), sách, mỹ phẩm, đồ gia dụng…
Thay đổi thói quen lướt web
Làm việc thường xuyên với chiếc máy tính, thói quen mỗi ngày của mọi người thường sẽ là check mail, online chat chit, lướt Facebook, đọc tin tức trên mạng…bạn thêm vào danh sách thói quen của mình: Lướt qua một loạt trang groupon, deal, voucher.
Mỗi ngày, thậm chí khi rảnh, có ngày còn vài lần: sáng đến cơ quan cập nhật thông tin về các sản phẩm/dịch vụ mới được tung ra, chiều trước khi về thì ngồi lướt lướt lại như một hình thức thư giãn sau một ngày làm việc, tối tiện tay bấm vào các trang để nhẩn nha xem lại cho kỹ…
Lúc đầu, bạn vào tham khảo các trang groupon chỉ vì tò mò. Sau mấy lần mua thử và dùng thử, bạn đã chính thức trở thành một tín đồ groupon. Bạn hầu như có phiếu của tất cả các trang groupon, deal, voucher. Nói không ngoa thì số coupon mà bạn đang sở hữu cho phép bạn sắp lịch ăn chơi, mua sắm đến tận… cuối năm.
Bán mà không phải là bán
Trước tiên, có thể nhìn nhận Groupon là một hình thức hợp tác win-win, giống như cách mà các website đặt phòng khách sạn lâu nay đã làm, nhưng mức giảm giá cao hơn nhiều nên khách hàng luôn được lợi. Quan trọng hơn, bản chất của mua hàng theo nhóm không phải bán hàng mà là thu hút khách hàng mới và truyền thông.
Do vậy, các doanh nghiệp tham gia đăng tải sản phẩm lên các kênh trung gian này nên xem đây là một giải pháp trong kế hoạch marketing tổng thể. Nếu không, doanh nghiệp sẽ khó phát huy được hiệu quả hoặc có thể trở thành thảm họa nếu coi đây như một hình thức giảm chất lượng – bán dưới giá. Ngược lại, nếu biết cách tận dụng cộng đồng người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình và hình thức truyền thông của kênh trung gian, chi phí quảng cáo của doanh nghiệp tham gia sẽ trúng đích.
Các sản phẩm xuất hiện theo hình thức này thường có chung các đặc điểm: chi phí cố định chiếm tỉ trọng cao trong giá thành, không có kênh bán lẻ chính thức, có giá trị so sánh không hoàn hảo (chỗ ngồi khác nhau, thời điểm khác nhau, nhân viên phục vụ khác nhau, tâm trạng khác nhau…). Ví dụ: Bạn có một nhà hàng, bạn vẫn phải trả lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng, dù tháng đó ít hay nhiều khách. Bạn muốn gia tăng khách bằng cách giảm giá kiểu Groupon. Vậy thì bạn có thể tạo lợi thế giá bằng việc chỉ tính tiền thức ăn, nếu thoáng hơn, bạn giảm thêm chút nữa coi như để marketing. Vậy là ta vừa có khách lại không lỗ bao nhiêu. Nếu tính chi tiết chi phí truyền thông của kênh trung gian để ra hàng, xem ra còn có lãi.
Về phía kênh trung gian, nếu không thuyết phục khách hàng doanh nghiệp nhìn nhận đây như một hoạt động marketing và đồng ý tăng mức giảm giá đối với sản phẩm, đó là thất bại đầu tiên. Bởi chi phí marketing sẽ phải gia tăng khiến lợi nhuận thu về rất thấp.
Theo một nghiên cứu nào đó thì người Việt ta có xu hướng thích mua hàng khuyến mãi. Không biết bạn thế nào, chứ với tôi thì thấy rõ ràng là đúng! Vẫn là món hàng đó, giá trị sử dụng không đổi, nhưng số tiền phải bỏ ra lại ít hơn đáng kể, thế nên, chẳng trách vì sao, cứ đến mùa sale, lại thấy chị em công sởtruyền tai nhau khắp nơi, có khi còn bỏ cả buổi làm để… xếp hàng.
Đã thế, với groupon, câu chuyện lại còn đơn giản hơn nhiều. Chẳng cần mất thời gian chạy đi đâu làm gì, cứ ngồi một chỗ lướt net là “chộp” được những cơ hội mua sắm rất chi là “hời”, giảm giá cho sản phẩm, dịch vụ với mức từ 20 - 90%.
Nhóm mặt hàng của các trang groupon lại khá hợp với cánh chị em văn phòng: dịch vụ ẩm thực (nhà hàng, quán café, kem,…), dịch vụ làm đẹp (spa, tóc, nails…), du lịch, khách sạn, thời trang, giáo dục (khóa học ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống…), giải trí (karaoke, trò chơi), sách, mỹ phẩm, đồ gia dụng…
Thay đổi thói quen lướt web
Làm việc thường xuyên với chiếc máy tính, thói quen mỗi ngày của mọi người thường sẽ là check mail, online chat chit, lướt Facebook, đọc tin tức trên mạng…bạn thêm vào danh sách thói quen của mình: Lướt qua một loạt trang groupon, deal, voucher.
Mỗi ngày, thậm chí khi rảnh, có ngày còn vài lần: sáng đến cơ quan cập nhật thông tin về các sản phẩm/dịch vụ mới được tung ra, chiều trước khi về thì ngồi lướt lướt lại như một hình thức thư giãn sau một ngày làm việc, tối tiện tay bấm vào các trang để nhẩn nha xem lại cho kỹ…
Lúc đầu, bạn vào tham khảo các trang groupon chỉ vì tò mò. Sau mấy lần mua thử và dùng thử, bạn đã chính thức trở thành một tín đồ groupon. Bạn hầu như có phiếu của tất cả các trang groupon, deal, voucher. Nói không ngoa thì số coupon mà bạn đang sở hữu cho phép bạn sắp lịch ăn chơi, mua sắm đến tận… cuối năm.
Bán mà không phải là bán
Trước tiên, có thể nhìn nhận Groupon là một hình thức hợp tác win-win, giống như cách mà các website đặt phòng khách sạn lâu nay đã làm, nhưng mức giảm giá cao hơn nhiều nên khách hàng luôn được lợi. Quan trọng hơn, bản chất của mua hàng theo nhóm không phải bán hàng mà là thu hút khách hàng mới và truyền thông.
Do vậy, các doanh nghiệp tham gia đăng tải sản phẩm lên các kênh trung gian này nên xem đây là một giải pháp trong kế hoạch marketing tổng thể. Nếu không, doanh nghiệp sẽ khó phát huy được hiệu quả hoặc có thể trở thành thảm họa nếu coi đây như một hình thức giảm chất lượng – bán dưới giá. Ngược lại, nếu biết cách tận dụng cộng đồng người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình và hình thức truyền thông của kênh trung gian, chi phí quảng cáo của doanh nghiệp tham gia sẽ trúng đích.
Các sản phẩm xuất hiện theo hình thức này thường có chung các đặc điểm: chi phí cố định chiếm tỉ trọng cao trong giá thành, không có kênh bán lẻ chính thức, có giá trị so sánh không hoàn hảo (chỗ ngồi khác nhau, thời điểm khác nhau, nhân viên phục vụ khác nhau, tâm trạng khác nhau…). Ví dụ: Bạn có một nhà hàng, bạn vẫn phải trả lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng, dù tháng đó ít hay nhiều khách. Bạn muốn gia tăng khách bằng cách giảm giá kiểu Groupon. Vậy thì bạn có thể tạo lợi thế giá bằng việc chỉ tính tiền thức ăn, nếu thoáng hơn, bạn giảm thêm chút nữa coi như để marketing. Vậy là ta vừa có khách lại không lỗ bao nhiêu. Nếu tính chi tiết chi phí truyền thông của kênh trung gian để ra hàng, xem ra còn có lãi.
Về phía kênh trung gian, nếu không thuyết phục khách hàng doanh nghiệp nhìn nhận đây như một hoạt động marketing và đồng ý tăng mức giảm giá đối với sản phẩm, đó là thất bại đầu tiên. Bởi chi phí marketing sẽ phải gia tăng khiến lợi nhuận thu về rất thấp.